Làng nghề truyền thống Trống Đọi Tam

Làng Trống Ðọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm Trống từ rất lâu đời. Tương truyền khoảng hơn 1000 năm với vị tổ nghề là Nguyễn Ðức Năng và Nguyễn Ðức Bản. Và làng Trống Đọi Tam tồn tại và phát triển đến ngày nay.

Làng nghề trống truyền thống Đọi Tam
Trống Đọi Tam

Cuộc sống bình dị của người dân tại làng nghề trống Đọi Tam

Đã lâu lắm rồi tôi mới có dịp trở lại Làng Trống Đọi Tam (xã Đọi Sơn huyện Duy Tiên, Hà Nam). Nơi nổi tiếng với nghề làm trống hàng nghìn năm tuổi. Nhưng cảm nhận của tôi về nơi đây không có gì khác xưa là mấy, vẫn nếp xưa, làng cũ với cây đa, bến nước, sân đình. Đời sống của người dân trong thôn đã được nâng lên, song nhịp sống làng nghề không mấy vội vã mà rất bình yên, thong thả. Đâu đó vang lên âm thanh tiếng máy cưa, tiếng đục, tiếng thử trống rền vang và cả một mùi nồng, nồng, ngái ngái của gỗ mít, da trâu, da bò…

Lịch sử ra đời của tiếng trống và sự giữ gìn phát triển đến ngày nay

Từ xa xưa tiếng trống đã luôn gắn liền với nhiều hoạt động trong đời sống sinh hoạt, văn hóa, cộng đồng của người dân ở thành thị và nông thôn Việt Nam. Tiếng trống trường, tiếng trống trong lễ hội hay trong các sự kiện lớn của đất nước đều có mặt như một nét đẹp truyền thống. Tiếng trống đã dần trở nên quen thuộc và dần ăn sâu vào tiềm thức của người dân khắp mọi miền của đất nước.

Năm 986, khi vua Lê Đại Hành về làng cày ruộng tịch điền để khuyến khích tinh thần của những nông dân. Hai anh em ông Nguyễn Đức Năng và Nguyễn Đức Bản đã làm một cái trống để ra đón vua. Khi lễ tịch điền chuẩn bị diễn ra, hai ông cùng với nhân dân trong làng ra cổ vũ và đánh trống vang rền cả một góc trời.

Làng trống Đọi Tam
Trống được bày ngổn ngang dọc theo con đường vào làng
Làng trống Đọi Tam
Trống được bày ngổn ngang dọc theo con đường vào làng
Làng trống Đọi Tam
Trống được bày ngổn ngang dọc theo con đường vào làng

Trước kia vào dịp Trung thu thợ làng làm tới hơn hai vạn chiếc đem bán ở khắp nơi. Thế nhưng mấy năm gần đây, họ không làm nhiều nữa vì rất ít người mua.

Làng trống Đọi Tam
Trống ở đây có rất nhiều chủng loại
Làng trống Đọi Tam
Trống ở đây có rất nhiều chủng loại

Quy trình để làm ra một chiếc trống truyền thống

Ðể làm một chiếc trống phải qua ba bước: làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái. Đem bào hết lớp màng, ngâm nước khử mùi chống thối rồi phơi khô.

Lớp da ngoài được dùng làm trống to, lớp da dưới dùng làm trống cho trẻ em. Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít- loại gỗ dẻo, mềm không bị cong vênh, nứt vỡ, hơn nữa “Gỗ mít đánh ít kêu nhiều”.

Làng trống Đọi Tam
Công đoạn bào da
Làng trống Đọi Tam
Da trâu được quây tròn căng hết cỡ

Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng “dăm”. Tùy theo kích cỡ của trống mới định ra bao nhiêu “dăm”, cũng như độ cong và độ dẻo của dăm để khi ghép với thân trống vừa khít, không có kẽ hở.

Ngoài ra, để cho trống thật kín người ta còn dùng sơn ta miết vào các khe, cứ một lớp sơn lại có một lớp vải màn.

Cuối cùng là bưng trống. Da trâu được quây tròn căng hết cỡ trên mặt trống, rồi đóng cố định vào thân trống bằng đinh chết. Ðinh chốt được làm từ vầu hoặc tre già. Dù trống làm bằng gỗ xoang cầu kì hơn thì dùng gỗ gụ, gỗ dổi.

Làng trống Đọi Tam
Gỗ làm tang trống thường là gỗ mít
Làng trống Đọi Tam
Dăm trống được bào cẩn thận

Nghề làm trống nuôi dưỡng biết bao thế hệ người dân nơi đây

Nghề làm trống cũng lắm thăng trầm, nhưng nhờ biết trân trọng, gìn giữ và phát huy được thế mạnh của nghề truyền thống. Mà người dân Đọi Tam vẫn giữ được nghề. Luôn có việc làm, có thu nhập, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng lên.

Chẳng thế mà ở Đọi Tam đi đến đâu cũng chỉ nghe chuyện làm ăn, chuyện con cái được học hành đỗ đạt. Mà không mấy khi có các tệ nạn xã hội ma túy, hay cờ bạc. Cả làng có rất nhiều hộ khá giàu, hộ ít cũng có thu nhập hàng trăm triệu, hộ nhiều thì cũng đến tiền tỷ mỗi năm. Số hộ nghèo trong thôn chủ yếu các hộ nghèo không may bị ốm đau, bệnh tật.

Nhanh nhạy với thị trường, làng nghề Trống Đọi Tam giờ đã trở thành đất đa nghề. Trong sự đan xen giữa nghề cũ và nghề mới, người làng Đọi Tam vẫn luôn gìn giữ những giá trị riêng của mỗi nghề. Tuy hiệu quả kinh tế từ các sản phẩm khác cao hơn làm trống, song với người làng Đọi Tam thì vẫn một lòng đau đáu với nghề trống của ông cha.

Là một cơ sở đi lên và phát triển trên mảnh đất truyền thống ấy. Cơ sở sản xuất Trống Thăng Long luôn tiếp nối và phát huy những truyền thống văn hóa đó của cha ông. Cho ra đời nhiều sản phẩm từ trống gỗ chất lượng cao, giá thành hợp lý. Nếu bạn có quan tâm và tìm mua sản phẩm trống bạn vui lòng liên hệ đến cơ sở trống Thăng Long để tham khảo sản phẩm trống chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Địa chỉ liên hệ tại đây

Website: https://trongthanglong.com

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Trống Thăng Long

Cơ Sở Miền Bắc: Xóm 6 – Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam

Hotline: Mr Điệp  0988 759 688 – 0919 327 688

Cơ sở Miền Nam: 124A Ấp Bàu Sim – Tân Thông Hội – QL 22 Thị Trấn Củ Chi – Tp HCM

Hotline: Mr Dương 097923518

Cơ Sở Miền Đông : QL1A – 06 Hoàng Tam kỳ – Khu Phố 5 – Thị Trấn TRảng Bom – Đồng Nai

Hotline: Mr Dương 097923518

CƠ SỞ MIỀN TÂY : 920 Nguyễn Trung Trực – P.An Hòa – TP Rạch Giá -Kiên Giang.

Hotline: Mr Dương 0979 235 168

Cơ sở Đúc Chuông, Đại Đồng Chung: Khu du lịch thác Giang Đền – TT. Trảng Bom – Đồng Nai

Hotline: Mr Dương 0979 235 168

Gmail: lethediep1911@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *