Thỉnh trống chùa Linh Sơn ở Nha Trang

Trống Chùa là một loại trống được dùng phổ biến trong các chùa được cơ sở xuất Trống Thăng Long tại Hà Nam sản xuất. Tiếng trống rất có hồn và sống động. Tiếng trống chùa âm vang cả một vùng quê.

Thỉnh trống chùa Linh Sơn ở Nha Trang

Ở Nha Trang thì chùa chiền đâu có thiếu. Không những nhiều chùa mà có thể nói rằng chùa nào cũng có thầy hay cô quen biết. Vậy mà tôi không chọn chùa gần, cũng không chọn chùa Hải Đức là ngôi chùa năm xưa tôi xuất gia. Tôi chọn chùa Linh Sơn ở Cầu Dứa. Tôi cùng hai đứa em trai đi bộ lên chùa này. Cũng khá xa. Độ chừng năm cây số.

 thỉnh trống chùa

Chúng tôi đến chùa trước mười một giờ đêm. Phật tử đón giao thừa ở đây không nhiều, chỉ dăm ba người. Có lẽ vì chùa nằm ở làng quê, sâu hút trong vùng ruộng với những khúc đường quanh tăm tối không điện đường. Nên ít người dám đến. Giờ lễ giao thừa thầy Tâm Hải đưa tôi cái áo tràng, nói:

“Chút nữa thỉnh giùm chín hồi trống bát nhã nghe. Tôi thích nghe cái roi trống của ông lắm.” (thầy Tâm Hải vẫn thường dùng chữ ông để nói chuyện thân mật với bạn đạo nhỏ tuổi hoặc thấp vai hơn mình)

Thỉnh trống chùa Bát Nhã vào những dịp lễ lộc

Những năm còn ở chùa Già Lam, thầy trụ trì cũng bảo tôi thỉnh trống Bát Nhã vào những dịp lễ lộc. Đâu phải quý thầy quý chú khác không biết thỉnh trống Bát Nhã. Tôi biết có nhiều vị mạnh tay và chuyên nghiệp nghi lễ hơn tôi nhiều. Vậy mà quý thầy cứ đùn qua cho tôi công việc đó.

Có lẽ thầy ấy thấy trong roi trống của tôi hãy còn cái vẻ dịu dàng, cẩn trọng, không quá mạnh tay. Phát tiếng vừa phải, dễ chịu giống như đang trân trọng giữ gìn cái gì quý báu. Không phải chỉ quý cái trống với mặt da của một con trâu hay con bò đã để lại dấu tích hư huyễn của chúng trên đời. Mà tôi còn quý từng tiếng trống phát ra. Tôi muốn mỗi tiếng đều là một thanh âm tròn vẹn, ấm. Và mang cả sức mạnh lay chuyển tận gốc rễ tâm hồn của người nghe. Mà trước hết là chính tôi: kẻ thỉnh trống.

Âm thanh ý nghĩa của tiếng trống chùa

Tiếng trống chùa lạ lắm. Cũng là da trâu, da bò, cũng là thùng gỗ, dùi trắc. Vậy mà tiếng trống đám ma, trống làng, hay bất cứ thứ trống nào trên đời cũng không phát lên được tiết điệu. Và âm thanh hùng hực một cách thiền vị như tiếng trống chùa. Đặc biệt là hồi trống Bát Nhã, chỉ với nhịp ba tiếng, bốn tiếng theo mỗi câu của bài kệ, rồi dồn dập, nhanh và nhỏ dần ở cuối bài. Vậy mà nó vẫn chuyên chở được ý nghĩa đánh thức một cách nhẹ nhàng, sâu thẳm. Khác hẳn với tiếng trống thúc quân, nhịp nhàng mà lại làm phấn khích, thôi thúc bạo hành. Hay tiếng trống múa lân, vui nhộn và đều đặn một cách nhạt phèo..

 thỉnh trống chùa

Thích nhất là thỉnh trống Bát Nhã vào lúc giao thừa. Bởi vì đây là hồi trống dài nhất trong năm (chín hồi!) mà lại được gióng lên vào lúc nửa đêm. Trong giờ phút thiêng liêng chào đón đức phật Di Lặc mà cũng là chào đón một ngày mới, năm mới. Sau khi vị Duy Na thỉnh ba tiếng chuông đầu để chư tăng bái Phật, chín hồi chuông trống lần lượt được nối theo sau ba hồi chung bảng.

Trống chùa Linh Sơn

Lâu lắm tôi mới cầm lại được cặp dùi trống. Trống chùa Linh Sơn tiếng thật ấm, trầm. Cặp dùi bằng gỗ lim đều đặn, vừa tay. Tiếng trống vang. Bập bùng. Trang nghiêm. Tôi tưởng như khắp các cõi trời, chư thiên ngưng tiếng nhạc, đang im lặng tụ về nơi phát tiếng trống. Và bên ngoài cửa chùa, thế gian mê vọng cũng bừng dậy giữa trời đêm mù mịt để lắng nghe tiếng trống lan đi chập chùng như sóng nước, như chiếc cầu thênh thang. Đưa đón hằng sa hành giả ra vào tự tại trong ba cõi qua nhịp rung của trí tuệ siêu việt (Bát Nhã). Tim tôi như đập theo từng tiếng, từng roi trống. Khi bốn tiếng trống cuối cùng (trong chùa gọi là tức tứ) kết thúc, tôi nghe tâm mình vắng lặng như hư không.

Và cũng vừa sau khi tiếng trống ở chùa chấm dứt. Những tràng pháo đón giao thừa bên ngoài không hẹn mà cùng ồ ạt nổ giòn tan. Nhiều người có thói quen chờ chuông trống ở chùa chấm dứt rồi mới đốt pháo. Ở vùng quê không có đồng hồ. Người ta cũng dựa theo tiếng trống giao thừa của ngôi chùa gần nhất mà đốt pháo hoặc cúng vái, đi lễ lạy.

Đón lễ giao thừa tại chùa

Từ đó đến nay đã gần bảy năm. Tôi cũng đón những lễ giao thừa tại chùa. Lúc chùa này, lúc chùa kia. Nhưng chùa ở hải ngoại thường không có hồng chung và trống lớn. Để thỉnh chuông trống Bát Nhã một cách đàng hoàng, trang nghiêm như ở Việt Nam. Có chùa mở cuốn băng cassette để phát tiếng chuông trống thâu được từ trong nước. Nghe cũng đúng là giọng chuông trống nhưng chỉ là sự nhái lại một cách vô hồn.

Giống như những cành mai giả mà người ta trưng bày trong dịp Tết. Cũng là mai đó, nhưng không phải là mai. Dù rất thích một đoạn ngữ lục của sư cô Trí Hải nói về hoa giả, hoa thật. Tôi vẫn không sao rung động được với cành mai giả hay là những cành hoa có dạng giống cây mai mà người Việt tại Mỹ thường mua về chưng trong nhà. Đoạn ngữ lục do cô Trí Hải sáng tác kể chuyện một vị sư thích dâng hoa giấy, hoa nhựa để cúng Phật. Có một Phật tử đến chùa thấy vậy nói: “Mô Phật, sao hoa thật bên ngoài thiếu gì mà thầy không dâng cúng Phật lại đi dâng ba cái thứ hoa giả này!” Vị thầy tiếp tục săm soi bình hoa giấy, nói tỉnh bơ: “Có hoa nào là hoa thật đâu chứ!”

 thỉnh trống chùa
thỉnh trống chùa

Thỉnh trống chùa đòi hỏi người thỉnh phải có tư thế, tác phong và trang phục chỉnh tề

Với hình thức và hoàn cảnh sống thay đổi. Tôi tưởng là sẽ không bao giờ được thỉnh trống Bát Nhã được nữa. Vậy mà giao thừa năm nay, tôi được một thầy trụ trì giao cho chuyện thỉnh trống. Thầy hỏi tôi có mang áo tràng theo không. Tôi thưa không. Thầy cười nhưng cũng không tìm được cái áo nào cho tôi. Đành mặc thường phục mà thỉnh trống. Vậy cũng hơi lõng chõng, khó chịu. Tuy nhiên, tôi vẫn thích thú vì đã lâu lắm rồi tôi mới được giao cho chuyện thỉnh trống Bát Nhã.

Tôi tiến ra chỗ để trống. Cái trống da bò này cũng khá lớn. Có điều, mặt trống hơi dùn, không được căng. Chắc chắn là tiếng kêu không ấm và rền như trống ở các chùa Việt Nam. Giá trống thấp lưng chừng nên tôi không thể đứng thẳng mà cũng không ngồi được cho vừa vặn để thỉnh trống vừa tầm tay. Đành cho trống xuống đất, dựa vào góc tường. Sắp đặt xong chỗ cho cái trống, tôi mói hỏi thầy về cặp dùi. Thầy bảo các chú tiểu đi tìm. Tìm hoài chẳng thấy. Cuối cùng thầy bảo lấy một cặp dùi chuông dùi mõ nhỏ mà “đánh đỡ”!

Thỉnh trống chùa bằng dùi gõ mõ

Loay hoay chờ đợi một lúc, chú tiểu đem đến cho tôi một cái dùi mõ. Loại cán nhỏ có cái đầu tròn bằng cao su của các chùa Đài Loan và Trung Hoa. Chỉ một dùi thôi. Tôi năn nỉ chú tìm thêm một dùi nữa. Một chặp chú trở lại đưa cái dùi trống của nhạc jazz. Cán dùi vừa chỗ tay nắm nhưng nhỏ xíu ở đầu dùi, gỗ lại nhẹ, chẳng thấm vào đâu với cái trống đồ sộ. Dùi mõ thì ngắn, nặng ở đầu, nhẹ ở tay cầm; dùi trống ngược lại, nặng ở tay cầm, nhẹ ở đầu dùi mà lại dài gần gấp hai cái dùi mõ! Giao cho cặp dùi như thế chẳng khác cho mang vào chân một bên là giày ba-ta một bên là giép Nhật vậy! Chắc chắn là tiếng trống này sẽ chẳng đánh thức được ai, chẳng cảm hóa được ai. Tôi thầm nghĩ vậy.

Âm thanh đặc biệt của tiếng trống chùa đêm giao thừa

Quả nhiên, chín hồi trống giao thừa của tôi năm nay tuy cũng vang động theo nhịp ba tiếng, bốn tiếng của bài kệ trống. Nhưng thanh âm lại so le, tiếng nặng tiếng nhẹ, lạc lõng, tan biến rất nhanh vào màn đêm lạnh thấp. Chung quanh tôi lại là quang cảnh ồn ào, chộn rộn. Không thích hợp cho sự gửi đi những tín hiệu trí tuệ của thiền môn. Người ra kẻ vào chen lấn, nói cười, ồn ào như ở hội chợ xuân. Chỗ đặt trống lại án ngay lối ra vào chánh điện nên người ta cứ luồn, lách, đi ngang, làm trở ngại tôi. Mà còn khiến tôi cảm thấy là tôi đã làm trở ngại cho họ nữa. Tâm tôi tán loạn theo tiếng trống.

Hai giờ khuya mồng một, lái xe về nhà, tự dưng tôi xấu hổ đã thỉnh những hồi trống. Mà chính tôi cũng chẳng thấy rung động chút nào. Những tiếng trống chùa bộp chộp, vội vã, không định tâm, không bình thản, đánh cho xong việc để nhường lối đi cho thiên hạ, và đánh với cặp dùi so le một cách buồn cười…

Cái tâm của người thỉnh trống chùa phải thanh tịnh, trong sạch

Chúng ta đang sống ở một hoàn cảnh so le; tinh thần và vật chất không cân bằng. Cái tâm bình thường của tôi năm xưa đang chao đảo. Không còn nữa tiếng trống giao thừa năm ấy, không còn nữa chiếc áo tràng khoác lên người để ngăn ngừa những vọng niệm điên đảo. Mà thực ra, có âm thanh hay hình sắc nào là thường tại, bất diệt đâu. Vậy thì tiếng hay, tiếng dở, hoa thực, hoa giả, cũng đâu phải là điều quan trọng! Nhưng tôi vẫn cứ thấy, cứ tin rằng, có những âm thanh và hình sắc hư huyễn nào đó, diễn tả được cái vắng lặng tuyệt đối của chân như qua bước chân gập ghềnh so le của thiền giả thời đại nơi chốn bụi hồng.

Nếu bạn có quan tâm và tìm mua sản phẩm trống bạn vui lòng liên hệ đến cơ sở trống Thăng Long để tham khảo sản phẩm trống chất lượng, đạt tiêu chuẩn.

Địa chỉ liên hệ:

Website: https://trongthanglong.com

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Trống Thăng Long

Cơ Sở Miền Bắc: Xóm 6 – Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam

Hotline: Mr Điệp  0988 759 688 – 0919 327 688

Cơ sở Miền Nam: 124A Ấp Bàu Sim – Tân Thông Hội – QL 22 Thị Trấn Củ Chi – Tp HCM

Hotline: Mr Dương 097923518

Cơ Sở Miền Đông : QL1A – 06 Hoàng Tam kỳ – Khu Phố 5 – Thị Trấn TRảng Bom – Đồng Nai

Hotline: Mr Dương 097923518

CƠ SỞ MIỀN TÂY : 920 Nguyễn Trung Trực – P.An Hòa – TP Rạch Giá -Kiên Giang.

Hotline: Mr Dương 0979 235 168

Cơ sở Đúc Chuông, Đại Đồng Chung: Khu du lịch thác Giang Đền – TT. Trảng Bom – Đồng Nai

Hotline: Mr Dương 0979 235 168

Gmail: lethediep1911@gmail.com

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *