TIẾNG TRỐNG NƠI CỬA THIỀN

Từ xưa, tiếng trống cũng được đưa vào chốn tu hành, tĩnh lặng

Dân gian gọi là trống chùa ,nơi cửa thiền tôn danh trống Bát – nhã. Ai ai cũng từng nghe tiếng trống,một âm thanh có hồn của sông núi nước non.

trống chùa

Trống chùa Bát-nhã chuyển tải cái hồn của đạo Giải thoát

Tất nhiên nó không thôi thúc sôi động, không buồn bã âm u. Âm thanh trống Bát-nhã như lời kinh Bát – nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh của Thiền tông. Cô động mà uyên áo, thâm sâu, đánh thức tâm chúng sanh hướng về cứu cánh giải thoát. Trống Bát-nhã đầy uy vũ phải được đánh lên trước hết mỗi khi trong chùa có sinh hoạt Phật sự. Như khai mạc những cuộc lễ trọng đại, cúng Phật. Cung nghinh các vị chức sắc Giáo Hội Phật giáo khai giảng khóa học Phật pháp …Và sau đó là khi bế mạc cuộc lễ .

Sau ba hồi trống lệnh, các chùa xưa còn sử dụng nhạc lễ, có đủ ngũ âm thuộc ngũ hành kim-mộc-thủy-hỏa-thổ

Chủ đạo của dàn nhạc khí này gồm cặp trống Văn Hòa điệu còn có đàn nhị, kèn, sáo, sênh, khánh, chuông , mõ. Gọi chung là pháp khí. Âm thanh pháp khí tuy nhỏ hơn tiếng trống Bát-nhã. Nhưng được các bậc tổ sư dùng làm tín hiệu , hiệu lệnh. Để chúng sinh gồm đủ mọi hàm linh còn luân hồi trong ba cõi sáu đường, nghe biết lắng tâm thanh tịnh. Dừng nghĩ việc riêng tư, quy ngưỡng Phật pháp.

Các pháp khí này thông thường đã được cá bậc chân tu tụng kinh niệm chú gia trì cho tăng phần uy lực khi dùng . Uy lực có thể “thượng thông thiên đỉnh, hạ triệt địa phủ ” như bài kệ Đại hồng chung đã nói. Theo truyền thuyết, âm thanh của ngài Đại-mục-kiến-liên có thể chấn động đến địa ngục. Đáng cho chúng sanh phải suy ngẫm .

Dùng pháp khí không đúng cách khiến hiệu lệnh lệch lạc, các bậc chư thiên. Long thần hộ pháp không hoàn lương , tứ chúng sinh dạ nghi ngờ, loài người giảm mất lòng ti , e dễ sanh điều bất lợi .

Cử hành lễ Phật mà dùng một dàn đại cổ – trống Võ – để tấu lên một khúc nhạc đầy phấn khích

Đó là việc làm bất chấp quy luật thiền môn. Hơn nữa, nhạc trống còn phụ họa nhiều âm thanh đệm là tiếng gõ tang trống, tiếng gỏ mép trống, mục đích gây sinh động hào hứng, nghĩa là thêm loạn động. Cả đoạn nhạc trống dài khoảng năm, bảy phút, dầu nghe rất hay. Nhưng chỉ làm vui tai quan khách mà thôi, không phải nề nếp của bổn tự ở thời khắc cử hành lễ Phật .

Đưa nhạc trống “lên hàng đầu”, rồi tuyên bố chào quốc kỳ, quốc ca …Đó là nghi thức mở hội, thuộc phạm trù sinh hoạt quần chúng ngoài đời. Vào lúc quần chúng đã bị say mê điên đảo bởi âm thanh kia, bấy giờ ba hồi trống Bát-nhã mới được cất lên một cách lạc lõng, như vậy là chuyện trái ngược. Trống đời – loại âm nhạc thế gian – đánh vang dội nhà chùa trong giờ khắc cử hành chánh lễ là khuấy động tâm trần tục của hàng Phật tử chúng ta. Người đời sẽ chìm sâu hơn vào vòng mê đắm, đồng thời người tu cũng khởi tâm xao xuyến, mất thanh tịn . Đối với kẻ tu hành đó là phạm thanh quy, trái với luật thiền môn. Giới Sa-di có mười điều cấm , trong đó có nghe nhạc đời, xem hát, ca múa, chơi đàn, thổi kèn, thổi sáo, dự yến tiệc tới chỗ đông vui …
Không những trống chùa mà trống được dùng trong rất nhiều như đền,đình lễ hội,trường học,vv cho nên quả trống không thể thiếu trong văn hóa người Việt.

Trống chùa Thăng Long là một trong những sản phẩm đượcnhiều khách hàng lựa chọn đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Địa chỉ liên hệ:

Website: https://trongthanglong.com

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Trống Thăng Long

Cơ Sở Chính: Làng Trống Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam

Cơ Sở Miền Bắc:  Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam

Hotline: Mr Điệp  0988 759 688

Cơ Sở Miền Trung: QL7A – Xóm Tân Vĩnh – Xã Vĩnh Thành – Huyện Yên Thành – Nghệ An

Hotline: Mr Điệp  0988 759 688

Cơ Sở Miền Nam : QL1A – 06 Hoàng Tam kỳ – Khu Phố 5 – Thị Trấn TRảng Bom – Đồng Nai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *