Block "blog-header" not found

Chuông trống chùa bát nhã

Chuông và trống chùa là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã có nghĩa là “trí tuệ” vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người. Có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn. Thường được đặt hai bên trái phải của chánh điện, theo cách “tả chung hữu cổ”. Nghĩa là bên trái đặt chuông, bên phải đặt trống chùa. Nhiều chùa còn xây tháp an trí chuông và trống, nên nơi đặt chuông trống là “lầu chuông trống”.

 Nguồn gốc và ý nghĩa của tiếng Chuông

Nhiều nguồn tài liệu khác nhau đều cho rằng quá trình đưa chuông vào tự viện. Và được sử dụng rộng rãi trong các chùa chiền Trung Quốc vào thời kỳ nào không được xác định. Tuy nhiên, như sử liệu ghi lại chuông đã được sử dụng vào thời nhà Chu (557 trước TL- 89 TL). Phật giáo Trung Hoa đã đưa Chuông và Trống vào các tự viện năm nào và do ai đề xướng.

Hiện nay chúng tôi chưa tìm ra tài liệu. Tài liệu về lịch sử của chuông và trống Bát-nhã quả thật là quý hiếm. Tuy nhiên, chúng tôi dựa vào một số tài liệu sau để tạm truy nguyên nguồn gốc của chúng.

Cuốn Quảng Hoằng Minh Tập (số 2103) trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh ghi rằng vào thời Lục Triều (420 – 479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hoà thứ 5 (566) đời Bắc Châu, bài Nhị Giáo Chung Minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhất thời bấy giờ. Hai cái trong 3 cái này được đúc vào năm 570 và 665 TL.

Tục Cao Tăng Truyện có ghi năm thứ 5 đời Tuỳ Đại Nghiệp (609). Ngài Trí Hưng nhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trong khoảng thời gian này và trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung để an trí trong các tự viện.

Lại nữa, theo truyền thuyết cho rằng hồng chung là do Hòa Thượng Chí Công khởi xướng và vua Lương Võ Đế (thế kỷ thứ VI) thực hiện để cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục mà người Hoa gọi là chốn U Minh.

Có hai loại chuông thường được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện như sau:

Phạn Chung (chuông Phạn): Cũng gọi là “đại chung”, “hồng chung”, “hoa chung” hoặc “cự chung”. Chuông này được đúc bằng đồng xanh pha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1,5m, đường kính khoảng 6 tấc.

Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêu tập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ “đại hồng chung” chỉ cho loại chuông thật to. Gần như không còn có quy định cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông U Minh.

Chuông, trống chùa Bát Nhã Có Công Dụng Gì Trong Chùa ?

Tại mỗi chùa khi cử hành lễ, trước giờ khởi sự và sau khi chấm dứt cuộc lễ đều có thỉnh chuông trống bát nhã.
Chuông trống bát nhã dùng để thỉnh Phật tổ và thỉnh chư Tăng cùng nhau hướng về điện Phật. Để chứng minh cho buổi lễ sắp diễn ra được thanh tịnh trang nghiêm.

Bài kệ thỉnh chuông trống bát nhã như sau :
Thỉnh Phật thượng đường
Đại chúng đồng văn
Bát nhã âm

Nhập bát nhã ba la mật đa (đọc 3 lần)

Nghĩa là :

Thỉnh chư Phật vào chánh điện,
Xin tất cả quý vị hiện diện lưu ý
Âm vang của chuông trống bát nhã sẽ hòa nhập theo cùng với trí tuệ sáng suốt của chư Phật thành một thể tánh duy nhất.
Thường thường chuông trống bát nhã được cử lên ba hồi lúc bắt đầu cuộc lễ, nhưng khi chấm dứt có thể chỉ thỉnh một hồi và cũng đọc bài kệ như trên. Ngoài việc đón rước và đưa chư Tăng, chư Phật, Hộ Pháp.., việc đánh chuông trống bát nhã còn tượng trưng cho ý nghĩa tinh thần rất lớn là nhân tiếng chuông trống để mọi người có mặt trong giờ sắp hành lễ đều chú tâm vào việc nhiếp tâm cầu nguyện.

Thật vậy, khi nghe tiếng chuông trống bát nhã gióng lên ai nấy. Trong chánh điện đều đứng dậy chấp tay cầu nguyện, đồng thời tâm hồn người nghe cũng cảm thấy như lắng lặng thanh thoát. Về lịch sử, chuông trống bát nhã không do ai bày ra, nhưng Phật giáo các nước thuộc vùng Đông-Nam-Á châu đều sử dụng trống cùng một mục đích và với một ý nghĩa về tinh thần rất lớn lao vậy.
Muốn cho cuộc lễ được tươm tất và thành kính, chuông trống bát nhã không thể thiếu được lúc bắt đầu và khi chấm dứt lễ.

Tài Liệu Liên Hệ:

Pháp Khí và Pháp Phục
TT. Thích Tín Nghĩa

Là một trong những cơ sở đi đầu trong sản xuất và bán trống lễ hội. Trống Thăng Long luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành hữu nghị nhất. Cơ sở phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào. Để đặt mua và tham khảo về sản phẩm bạn vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.

Địa chỉ liên hệ:

Website: https://trongthanglong.com

Doanh Nghiệp Tư Nhân Sản Xuất Trống Thăng Long

Cơ Sở Chính: Làng Trống Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam

Cơ Sở Miền Bắc:  Đọi Tam – Đọi Sơn – Duy Tiên – Hà Nam

Hotline: Mr Điệp  0988 759 688

Cơ Sở Miền Trung: QL7A – Xóm Tân Vĩnh – Xã Vĩnh Thành – Huyện Yên Thành – Nghệ An

Hotline: Mr Điệp  0988 759 688

Cơ Sở Miền Nam : QL1A – 06 Hoàng Tam kỳ – Khu Phố 5 – Thị Trấn TRảng Bom – Đồng Nai

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *